Lưỡng cư Cõng_ghép_đôi

Bufo bufo.Một đám Bufo bufo giao phối (cõng thụ tinh giữa nhiều cá thể).Nhái cây mắt đỏ (Agalychnis callidryas), Costa Rica

Lưỡng cư không đuôi

Sự cõng thụ tinh thường xảy ra dưới nước, nhưng vài loài ếch, cóc sống chủ yếu trên cạn như cóc bà mụ (Discoglossidae) thực hiện cõng ghép đôi gần nước. Ở họ Ếch nhái (Ranidae), họ Nhái bén (Hylidae), và họ Cóc (Bufonidae), con đực ôm nách con cái. Những nhóm lưỡng cư không đuôi nguyên thủy (Archaeobatrachia, SooglossidaeMyobatrachidae) cho thấy hình thức cõng ghép đôi cổ xưa hơn: con đực ôm bẹn/thắt lưng. Ở một ít loài, con đực ôm đầu con cái, hoặc hoàn toàn thiếu vắng hiện tượng cõng ghép đôi.[1]

Ở hầu hết các loài, con đực rưới tinh dịch lên trứng ngay lúc chúng được đẻ ra, tuy nhiên, con đực các loài chi Ascaphuscơ quan đút vào, gần giống dương vật. Sự thụ tinh trong này còn có mặt trong một số chi khác, gồm Nectophrynoides, Mertensophryne, và Eleutherodactylus.[1][2]

Lưỡng cư có đuôi

sa giông, sự cõng ghép đôi có thể được bắt gặp ngay khi mới bước vào mùa sinh sản. Ở miền tây Hoa Kỳ, thời gian này rơi vào đầu mùa mưa đông, lúc mà suối mùa và ao tạm thời trở thành chỗ sinh sản thích hợp. Taricha granulosa là ví dụ về một loài sa giông giao phối kiểu cõng ghép đôi trong suối chảy chậm và ao nông.[3]